Ngày nay, trang web không chỉ là một công cụ hữu ích mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, việc chỉ đơn thuần có một trang web là không đủ để đảm bảo sự hiện diện và thành công trực tuyến. Đây là lúc quản trị Website trở thành yếu tố quan trọng để duy trì, phát triển và tối ưu hóa trang web của bạn.
Quản trị Website là gì? Tại sao cần quản trị Website
Quản trị Website là gì?
Quản trị trang web là hoạt động quản lý, duy trì Server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi traffic, bảo dưỡng và tối ưu hóa để Website vận hành trơn tru cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.Tại sao cần quản trị Website
Website là một công cụ quan trọng trong kinh doanh trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, quảng bá thương hiệu,… Do đó, việc quản trị và tối ưu Website hiệu quả là cần thiết để đảm bảo Website hoạt động ổn định, an toàn, đáp ứng nhu cầu của người dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.Lợi ích của việc quản trị Website mang lại
Quản trị và tối ưu hóa Website mang lại lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp như:- Ngoài việc thu hút khách hàng tiềm năng, Website còn thể hiện giá trị của doanh nghiệp. Xây dựng và chăm sóc Website là điều quan trọng để tăng traffic web và mở rộng thị trường mục tiêu.
- Một trang web chuyên nghiệp và được quản lý tốt thể hiện chất lượng doanh nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào doanh nghiệp có trang web thân thiện, dễ sử dụng và cung cấp thông tin đầy đủ.
- Quản trị Web cũng mở ra cơ hội tương tác và mở rộng thị trường cho nhiều doanh nghiệp. Nội dung hấp dẫn trên trang web sẽ kích thích khách hàng chia sẻ thông tin này trên mạng xã hội. Điều này giúp tăng sự nhận diện thương hiệu và tiếp cận nhiều người dùng tiềm năng.
- Quản trị web là một trong những cách làm hiệu quả giúp tăng thứ hạng Website của bạn trên các công cụ tìm kiếm (SEO).
Những công việc quản trị Website là gì?
#1. Quản trị cập nhật giao diện Website
Mặc dù giao diện Website của bạn đã có sẵn và được thiết kế từ trước. Tuy nhiên, thực tế là xu hướng, thị hiếu người dùng đã thay đổi không ngừng theo thời gian. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật giao diện web để đảm bảo phù hợp với thị trường và người dùng.#2. Lập kế hoạch nội dung định kỳ
Đây là quá trình xác định các loại nội dung, chủ đề và tần suất xuất bản nội dung trên Website trong một khoảng thời gian nhất định. Google sẽ nhắc nhở bạn cập nhật Content thường xuyên để liên tục cho ra những nội dung có ích đối với người đọc. Kế hoạch Content định kỳ đảm bảo rằng các nội dung được đăng tải trên web luôn được hệ thống và phù hợp với mục đích của bạn.#3. Xây dựng kế hoạch tối ưu, audit Website
Audit Website là quá trình đánh giá và phân tích để xác định các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Audit Website là một bước quan trọng trong quá trình SEO, giúp doanh nghiệp xác định các vấn đề cần khắc phục. Từ đó giúp cải thiện thứ hạng Website và tăng lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm.#4. Quản lý đường truyền Hosting và sao lưu dữ liệu
Bất kỳ một kế hoạch quản trị web nào cũng nên bao gồm công việc quản lý Hosting và sao lưu dữ liệu định kỳ. Theo đó, bạn phải luôn đảm bảo được yếu tố đường truyền Hosting luôn ở trong trạng thái hoạt động bình thường. Ngoài ra, để đề phòng trường hợp Hosting gặp sự cố, bạn cũng nên cẩn thận trong việc sao lưu dữ liệu của mình.#5. Triển khai chiến dịch quảng cáo cho Website
Để tăng độ nhận diện thương hiệu, kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần quảng bá Website của mình một cách có kế hoạch. Thông thường, bạn có thể tận dụng một số nền tảng miễn phí như mạng xã hội, diễn đàn hoặc Email để thực hiện quảng cáo trang web.#6. Đo lường và đánh giá hiệu quả quản trị website
Không chỉ riêng quản trị Website mà trong bất kỳ dự án nào, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra, đo lường và đánh giá hiệu quả. Điều này giúp bạn kịp thời phát hiện ra những sai sót để nhanh chóng sửa đổi.Những công cụ hỗ trợ quản trị Website hiệu quả
Có nhiều công cụ hỗ trợ quản trị Web hiệu quả, bao gồm:- Hệ thống quản trị nội dung (CMS): Giúp quản trị viên dễ dàng tạo, chỉnh sửa nội dung website. Một số CMS phổ biến hiện nay là WordPress, Joomla, Drupal,…
- Phần mềm quản trị Website: Giúp quản trị viên quản lý các thông tin cơ bản của Website như tên miền, hosting, email,…
- Công cụ phân tích Website: Giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản trị Website như Google Analytics, Adobe Analytics, Mixpanel, HubSpot…
Những kỹ năng cần có để quản trị Web hiệu quả
Để trở thành một quản trị viên Website giỏi, bạn cần có những kỹ năng sau:- Kiến thức về lập trình web: Giúp bạn hiểu rõ cấu trúc và cách hoạt động của Website.
- Kỹ năng sử dụng các công cụ quản trị Web: Giúp bạn quản lý Website hiệu quả.
- Kỹ năng Content: Giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Giúp bạn đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong suốt quá trình tối ưu Website.
Những nền tảng quản trị Website phổ biến hiện nay
Nền tảng quản trị trang web (hay Web Platform) là hệ thống hỗ trợ người dùng trong việc xây dựng, quản trị nội dung trên Internet. Chúng cho phép ta có thể thiết kế bố cục trang web theo phong cách, nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp. Có khá nhiều nền tảng quản trị web được nhiều người dùng quan tâm. Bạn có thể sử dụng các phần mềm miễn phí như WordPress, Opencart, Joomla, Magento và Weebly. Trong khi đó, một số doanh nghiệp lớn sẽ ưu tiên các phần mềm trả phí với nhiều tính năng hữu ích hơn như Web4s, WordPress.org, Drupal, Squarespace hay Wix.Những lưu ý và kinh nghiệm quản trị Web hiệu quả
Để Website hoạt động hiệu quả, bạn cần có một đội ngũ quản trị web chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm. Dưới đây là những lưu ý và kinh nghiệm giúp đội ngũ của bạn quản trị Website hiệu quả nhất:- Xác định mục tiêu (giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng traffic và thứ hạng web, bán hàng…).
- Xác định đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà đầu tư…).
- Thiết kế Website thân thiện với người dùng, màu sắc phù hợp, các tính năng, giao diện đều được tối ưu và chuẩn SEO.
- Content Website cần được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, duy nhất, chính xác, hữu ích và hấp dẫn người đọc.
- Tối ưu hóa Website cho công cụ tìm kiếm (SEO Website).
- Bảo mật Website để tránh sự tấn công bởi các hacker, dẫn đến mất mát dữ liệu, mất khách hàng…
- Luôn theo dõi và đánh giá hiệu quả để xác định xem các hoạt động quản lý, tối ưu và bảo dưỡng Website của bạn đã đạt được mục tiêu hay chưa.
Có thể bạn quan tâm?
Học SEO tại SEOViP – Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho bạn
Nghề SEO hiện nay đang trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn đối...
Email doanh nghiệp là gì? Cách tạo Email công ty như thế nào?
Email tên miền là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng hình...
Quảng cáo Facebook là gì? Cách thiết lập và bí quyết RA ĐƠN
Quảng cáo Facebook hay Facebook Ads là một trong những công cụ cực kỳ hiệu...
Quảng cáo Google là gì? Hướng dẫn cách quảng cáo thu hút và hiệu quả
Để trở nên nổi bật giữa nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần có...
Dịch vụ Guest Post, Toplist – Những lưu ý khi sử dụng
Guest post và Toplist là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực SEO. Đây...
Dịch vụ PR báo chí, Booking Báo Điện Tử mới nhất 2023
DigiSEO là công ty chuyên dịch vụ booking bán điện tử, PR báo chí cho...